Mảnh đất Nam Thái gắn liền với gia đình, tuổi thơ của Vua Mai Hắc Đế. Nơi sinh thành ra đức Vua Mai Hắc Đế, người lãnh đạo khởi nghĩa Hoan Châu chống lại nhà Đường năm Qúy Sửu ( 713), để chống cống nộp sưu cao, thuế nặng chính sách tàn ác của Nhà Đường. Để tưởng nhớ Đức Vua Mai và công lao sinh thành của Mẹ Vua Mai, nhân dân đã xây dựng Khu Lăng mộ mẹ Thân Mẫu Vua Mai và Đền Thân mẫu mẹ Vua Mai. Ngày nay hai di tích này là nơi tâm linh, nơi trở về cuội nguồn của nhân dân trong vùng và du khách. Hằng năm nơi đây tổ chức ngày Giỗ Vua Mai 16/9 âm lịch, ngày giỗ thân mẫu Vua Mai 14/7 âm lịch và Lễ hội Vua Mai vào ngày 15 rằm tháng Giêng âm lịch. Những ngày lễ quan trọng này đều do UBND Huyện chủ trì, tổ chức có sự tham dự của dại diện UBND Tỉnh Nghệ An, lãnh đạo huyện, các xã, thị nằm trong quần thể di tích Vua Mai, con cháu họ Mai và bà con nhân dân trong vùng và du lịch thập phương.
Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng
Vạn An thành lũy khói hương xông
Bốn Phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục Võ Công
Lam thủy trăng in tăm ngạc lặn
Hùng Sơn gió lặng khói lang không
Đường đi cống vải từ đây đứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.
Lễ đón nhận bằng xếp hạng cấp Tỉnh di tích lịch sử Lăng mộ và Đền thờ Thân Mẫu Vua Mai
Đền thờ Thân Mẫu Vua Mai Hắc Đế tại xóm Hồng Minh – Xã Nam Thái
Đường lên Khu lăng mộ Thân Mẫu Vua Mai Hắc Đế - Tại xóm Hồng Sơn – Xã Nam Thái
Lăng mộ Thân Mẫu Vua Mai Hắc Đế - Tại xóm Hồng Sơn – Xã Nam Thái
Lãnh đạo Đảng ủy – HĐND – UBND – MTTQ cùng cán bộ, công chức xã Nam Thái dâng hương, dâng hoa lễ giỗ Thân Mẫu Vua Mai tại Lăng mộ Thân Mẫu tại xóm Hồng Sơn.
Bên cạnh đó ở nơi đây còn có các di tích chùa Hồng Phúc ( Yên Thịnh) nơi thờ phật và quan thế âm bồ tát, Đền thờ thành hoàng làng tại xóm Hồng Minh, nơi thờ những vị thần cai quản xóm, làng, người có công khai khẩn, xây dựng quê hương, phù hộ cho dân làng được an khang, thịnh vượng, làm ăn thuận hòa. Đền Kim Ô thờ Tướng lĩnh Đức Vua Mai với 8 vạn tinh binh. Người dân Nam Thái còn rất tôn trọng đạo nghĩa, uống nước nhớ nguồn nên người dân nươi đây rất tâm linh và coi trọng tục thờ cúng tổ tiên. Vào những ngày tết, ngày giỗ, rằm tháng Giêng, tết Đoan Ngọ, rằm tháng 7 mọi nhà đều tổ chức cúng đơm đầy đủ, đảm bảo theo phong tục tập quán và sự thành tâm, thành kính của mỗi nhà.
Nam Thái có khoảng 30 dòng họ khác nhau, nổi bật trong đó là họ Văn Bá xóm Hồng Minh, họ Trần ( Hồng Thái), họ Nguyễn Văn ở xóm Đông, họ Ngọc, Họ Bạch, họ Nguyễn Văn xóm Hồng Minh, họ Ngô… Các dòng họ đều có truyền thống đậm chất văn hóa dân tộc, dòng họ khuyến học, con cháu trong họ tộc có nhiều người học hành đỗ đạt thành tài. Hằng năm vào các ngày giỗ tổ, rằm tháng Giêng, tháng 7 các dòng họ tổ chức lễ tế họ rất quy mô và trang trọng. Các dòng họ rất quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài, động viên, khen thưởng kịp thời con cháu đạt thành tích trong học tập.
Bên cạnh đó nhân dân Nam Thái có đời sống văn hóa tinh thần rất phát triển. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, tạo thành phong trào sâu rộng trong nhân dân.
Về với miền đất Nam Thái hôm nay chúng ta sẽ thấy được những thay đổi, khởi sắc của vùng đất này. Vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa, địa linh nhân kiệt giàu truyền thống cách mạng. Nơi sinh ra anh hùng hào kiệt Vua Mai Hắc Đế ( Mai Thúc Loan). Cùng với đó là những thay đổi trong xây dựng Nông thôn mới Đó là hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường trạm được xây dựng khang trang, đầy đủ đảm bảo đời sống dân sinh cho bà con nhân dân. Cán bộ và nhân dân Nam Thái luôn hiếu khách, đoàn kết, trách nhiệm và luôn phấn đấu vì một mục tiêu xây dựng quê nhà giàu đẹp, hội nhập, văn minh và phát triển.